linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

NHÂN VIÊN KHÔNG CHỊU BÁO CÁO SỰ CỐ RỦI RO LÀ DO LÃNH ĐẠO !?

Hôm qua chúng tôi về tập huấn cho Sở Y Tế Nam Định, chuyên đề “TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỰ CỐ RỦI RO TẠI BỆNH VIỆN”, Anh Kiên - PGĐ Sở Y Tế ngồi nghe suốt một ngày tập huấn.

 Kết thúc buổi sáng, Anh phát biểu, chia sẻ cảm nhận nhiều ý hay lắm, trong đó có một ý Tôi càng nghĩ càng..thấm, đúng là thực tế có thể có lý do đó. Xin phép chia sẻ lại với Anh Em đồng nghiệp, Anh nói đại ý như vầy: 

 
“ .....Nhân viên không chịu báo cáo sự cố rủi ro có thể do lãnh đạo thấy chuyện đó nhỏ quá, không ưu tiên xử lý..!! Hoặc Anh Em báo cáo, lãnh đạo nói “..có vậy mà cũng báo cáo..”, hoặc nói “biết rồi..” rồi để qua một bên vì tập trung vào những chuyện lớn.. Sáng nay học mới thấy có những chuyện nhỏ nhưng là một mối nguy cơ to. Có những chuyện nghe một người báo cáo là nhỏ nhưng gom lại nhiều người báo cáo thì không nhỏ tí nào..!! Giờ chúng ta hiểu rồi, phải thay đổi..!! Phải giúp tất cả nhân viên hiểu để thay đổi. Báo cáo những sự cố nhỏ..rồi sẽ đến những báo cáo lớn..!! Có hạt cát rồi mới có đống đất...”
 
Mà thật sự là trong lớp tập huấn, chúng tôi có đưa ra những ví dụ: 
 
- Đi làm ở bệnh viện, đeo găng bị rách, không ai báo cáo. Nhưng nếu có hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ, báo cáo 1 phút xong. Anh Em chịu báo cáo. Một ngày đẹp trời, trong hệ thống có vài trăm sự cố đeo găng rách ==> chuyện lớn không !? ==> Có hành động ngay không !? 
 
- Ngồi ở khoa khám bệnh, người bệnh được hướng dẫn xong, ra vẫn hỏi lối đi đến chỗ siêu âm. Ngày nào cũng có người hỏi thấy bình thường. Nay hiểu đó là “sự cố” rồi ==> báo cáo, phát hiện: Mỗi ngày có cả trăm người hỏi ==> Điều tra xem xét: Khâu hướng dẫn không hiệu quả + bảng chỉ đường không hiệu quả ==> Cải tiến trong vòng một nốt nhạc. Trong khi không cải tiến thì NVYT “bị” hỏi, ảnh hưởng thời gian làm việc. Nhiều bệnh nhân không hỏi đi lòng vòng - tăng thời gian chờ ở khoa khám bệnh, không hài lòng vv...!! 
 
- Còn nhiều lắm những ví dụ thực tế khác và những ý tưởng cải tiến..!! 
 
Sáng nay Anh The Anh Nguyen tiếp tục chia sẻ, Tôi biết thế nào cũng có câu: “BỆNH NHÂN CHƯA CHẾT MÌNH BÁO CÁO, BÁO CÁO KHI CÒN LÀ NGUY CƠ - RỦI RO ĐỂ NGĂN CHẶN, CHỨ CHỜ BỆNH NHÂN CHẾT MỚI BÁO CÁO SAO !?”, và Anh ấy có đến 5-6 cách thức để nếu bệnh viện chịu làm theo số lượng sự cố được báo cáo tăng 300-500% là ít nhất. 
 
Hôm qua Tôi cũng nói với các lãnh đạo trong lớp tập huấn: “Cách để mình thuyết phục Anh Em chịu thay đổi, chịu báo cáo có rồi, mình không nói được thì mời người về nói hoặc gởi video clip toạ đàm trực tuyến của CHIR cho họ xem. Hệ thống công nghệ thông tin thì CHIR đã thuyết phục được đơn vị cung ứng có chương trình trợ giá đến 50-70% kéo dài 10 năm. Chúng ta cùng với nhau tìm cách tiếp tục cải tiến để việc này thật sự hiệu quả..Vậy mà không chịu làm nữa thì tiếc quá..”..!! 
 
Kết thúc ngày tập huấn đầu tiên đã có lãnh đạo quyết tâm triển khai, mời Anh Thế Anh về chia sẻ cho toàn thể nhân viên..!! Vậy là thành công rồi !? Lãnh đạo hiểu - chịu quan tâm, chịu làm rồi thì tiêu chí D2.2 lên mức 5 trong tầm tay, thông tư 43/2018/TT-BYT không còn là nỗi lo của Anh Em làm chất lượng nữa nhỉ !? 
 
Cùng với nhau chúng ta làm được nhiều hơn. 
We can !!
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team